Lịch sử Ma trận kì ảo

Chi tiết của Melencolia IMột ma trận kỳ ảo trên chính diện của Nhà thờ Sagrada Família.

Các nhà toán học Trung Hoa đã biết đến ma trận kì ảo (ma phương) từ năm 650 trước Công Nguyên[2]. Thế kỉ thứ 7, người Ả Rập đã học được ma trận kì ảo từ người Ấn Độ. Những ma trận kì ảo bậc 5 và 6 đầu tiên xuất hiện trong một cuốn bách khoa toàn thư của thành Baghdad vào khoảng năm 983 (Rasa'il Ihkwan al-Safa); một số nhà toán học Ả Rập thời kì trước đó đã biết đến những ma trận kì ảo đơn giản hơn.[2].

  • Hình vuông kì lạ này (còn gọi là ma phương) được người Trung Quốc phát minh khoảng 4 hoặc 5 nghìn năm trước công nguyên[cần dẫn nguồn]. Trong tài liệu thời đó thì số 2 được ghi •—• (hình tròn đen chỉ số chẵn, còn gọi là nữ số) số 3 được ghi o—o—o (hình tròn trắng chỉ số lẻ, còn gọi là nam số).
492
357
816
  • Đến thế kỷ I sau công nguyên, người Ấn Độ lại phát minh ra hình vuông kỳ lạ lớn hơn gồm 4*4 ô.
114154
12769
811105
132316
    • Ở đây 16 số từ 1 đến 16 được sắp xếp trong 16 ô và có tính chất như hình vuông 9 ô của người Trung Quốc.
  • Hình vuông kỳ lạ này xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ thứ XV. Đến năm 1514, nhà điêu khắc, hội họa kiêm toán học người Đức là A. Đua-re (Durer) đã ghi hình vuông kỳ lạ của người Ấn Độ vào một tác phẩm điêu khắc của mình: "Mêlăngcôli".